Phút nghẹt thở phụ xe buýt ở Hà Nội cõng cụ ông ngất xỉu đi cấp cứu (Nguồn video: NVCC).
Cụ ông khoảng 80-90 tuổi, dáng người gầy, nói có tiền sử bệnh tiểu đường, bắt xe buýt đến Bệnh viện Đa khoa Vân Đình khám bệnh. Trong tình huống nguy cấp, anh Hiếu nhận ra hành khách lớn tuổi có biểu hiện xấu hơn, như không tỉnh táo, không nói được, không thể đi lại.
Nam phụ xe báo với tài xế Nguyễn Văn Tuấn (34 tuổi) để chở cụ ông đến Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Xuyên cách đó không xa.
"Tôi bật đèn ưu tiên, chạy với tốc độ an toàn, sau khoảng 10-15 phút thì xe đến bệnh viện", anh Tuấn kể.
Xe vừa dừng, phụ xe buýt không kịp nghĩ nhiều, thoăn thoắt cõng cụ ông chạy vào phòng cấp cứu bàn giao cho nhân viên y tế. Anh nói qua tình trạng của hành khách, rồi nhanh chóng quay lại xe để làm nhiệm vụ vì trên xe vẫn có khách đang ngồi chờ.
"Điện thoại, giấy tờ vẫn còn trong túi của cụ ông, tôi chỉ kịp nhờ bác sĩ kiểm tra, gọi điện thông báo cho người nhà hành khách", anh Hiếu nói.
Các hành khách trên xe đều ủng hộ cách xử lý, phối hợp nhịp nhàng giữa tài xế và phụ xe buýt. Không ai cáu gắt, phàn nàn vì phải chờ, dang dở hành trình mà còn gửi lời cảm ơn nhà xe đã hỗ trợ hành khách lớn tuổi.
Khoảnh khắc anh Hiếu cõng cụ ông vào phòng cấp cứu (Ảnh cắt từ video).
14 năm gắn bó với công việc phụ xe buýt, đây là lần đầu anh Hiếu gặp trường hợp khách ngất xỉu phải đi cấp cứu nên thừa nhận "còn luống cuống". Trước đây, anh từng hỗ trợ một nữ sinh có bệnh động kinh bị ngất xỉu trên xe nhưng chưa đến mức phải đến bệnh viện.
Trong công việc, anh cũng thường giúp đỡ hành khách quên ví, tiền, điện thoại… Có lần, một cặp vợ chồng đi khám bệnh quên ví chứa nhiều tiền trên xe buýt. Sau khi xe đến bến, anh Hiếu quét dọn thì phát hiện chiếc ví bị bỏ quên liền tìm cách trả lại.
"14 năm có nhiều kỷ niệm trong nghề lắm. Tôi chỉ mong các hành khách đi đến nơi về đến chốn", anh Hiếu giản dị chia sẻ.
Tài xế Nguyễn Văn Tuấn (bên trái) và phụ xe buýt Chu Đức Hiếu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh phụ xe buýt cõng hành khách vào bệnh viện bất ngờ được đăng tải trên mạng xã hội, nhận về nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng.
"Đang giao mùa, thời tiết thay đổi rất nguy hiểm cho các bác lớn tuổi. Rất may bác đi xe buýt gặp nhân viên kịp thời giúp đỡ. Cảm ơn các anh đã lan tỏa lòng tốt tới mọi người", độc giả Kim Thoa viết.
"Rất nhiều những câu chuyện, những hành động đẹp hoặc những việc làm kịp thời đầy ý nghĩa, tận tâm của đội ngũ nhân viên xe buýt thời gian qua", người dùng Ngọc Mai bình luận.
" alt=""/>Phút nghẹt thở phụ xe buýt ở Hà Nội cõng cụ ông ngất xỉu đi cấp cứu- Thói quen đọc sách của anh được hình thành từ khi nào?
Tôi bắt đầu tìm tới sách từ thời phổ thông, đặc biệt là quãng thời gian du học ở Nga. Khi về nước và định hướng theo nghệ thuật chuyên nghiệp, tôi càng đọc nhiều hơn. Tôi đọc đa dạng về thể loại như: tiểu thuyết, tài liệu nghiên cứu khoa học và nghiệp vụ của mình là sân khấu, đạo diễn.
So với nhiều người, sức đọc tôi không nhiều. Dẫu vậy, tôi luôn ý thức tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống và nghề nghiệp. Văn học và nghệ thuật là chiếc cầu nối lý tưởng để hình thành nên văn hóa đọc cho mỗi người. Là một nghệ sĩ, chúng tôi càng có sự nhạy cảm để tiếp cận và hình thành gu đọc cho riêng mình.
Sau này, guồng quay cuộc sống và tuổi tác không cho phép tôi đọc nhiều như trước. Tôi không đủ sức để đọc từng quyển nên lại chuyển sang phim hoặc dạng sách nói nhiều hơn.
![]() |
NSƯT Công Ninh vừa giảng dạy, đóng phim và làm đạo diễn sân khấu. Anh tìm ý tưởng và sự sáng tạo thông qua việc đọc sách. |
- Điều gì khiến anh hứng thú nhất khi tìm mua và đọc một quyển sách?
Ngày xưa tôi đọc sách vì cốt truyện thu hút. Còn bây giờ tôi rút ra được bài học về giá trị, tính nhân văn trong mỗi tác phẩm. Tôi lưu tâm đến giá trị tư tưởng của tác giả, quan sát xem họ hướng đến tính thẩm mỹ và cách nhìn nhận cuộc sống ra sao.
Văn học là một thế giới rộng lớn. Một quyển sách cuối cùng vẫn phải phù hợp với nhân sinh quan và sở thích bản thân. Với người này, tác phẩm ấy là tuyệt tác song với người kia, nội dung lại rất khó để họ nắm bắt và tiếp thu. Tôi xem đó là là điều bình thường cũng như trong chính đời sống chúng ta cũng luôn có nhiều sự lựa chọn vậy.
- Quyển sách nào anh dành sự quan tâm trong thời gian gần đây?
Thời điểm này tôi đọc lại Những người khốn khổ của Victor Hugo. Với tôi, đây là tác phẩm kết nối tinh thần văn học mạnh mẽ, quyết liệt trong văn đàn nước Pháp. Tác giả đã mang đến một màu sắc đẹp đẽ, tinh khiết của những con người lý tưởng trong cái khổ của một xã hội đầy cạm bẫy, dối lừa.
Khi đặt vào bối cảnh cuộc sống hiện tại, tôi nghĩ nó lại càng phù hợp để mỗi người đọc và nghiền ngẫm. Giữa thiên tai, dịch bệnh, điều duy nhất chúng ta cần là sự thiện lương để đương đầu, thích nghi. Nói như Victor Hugo: “Bất hạnh làm nên con người, giàu sang tạo ra quái vật”. Con người bất cứ hoàn cảnh khổ đau tận cùng nào cũng cần phát huy cái đẹp đẽ từ con tim.
![]() |
Nam nghệ sĩ cho rằng văn hóa đọc là phương diện thể hiện tầm vóc người làm nghệ thuật. |
- NSND Việt Anh từng chia sẻ: “Nhiều nghệ sĩ trẻ giỏi chém gió nhưng lười đọc sách”, theo anh văn hóa đọc có tầm quan trọng thế nào với những người làm nghệ thuật?
Với những nghệ sĩ – được hiểu là người công chúng, họ cần ý thức và trách nhiệm hơn với vốn hiểu biết của mình. Đời sống vội vã, bon chen đôi khi khiến mọi người cũng chạy đua với thời gian. Tuy nhiên, văn hóa đọc là cái tối thiểu, thể hiện tầm vóc một người làm nghệ thuật. Muốn đi lâu, đi xa với nghề, bạn nên tìm đến sách, thay vì những giá trị phù phiếm mang tính bề nổi!
Tôi luôn dạy học trò mình phải khiêm tốn
- Không ít người đọc sách nhiều nhưng tiếp thu kém hiệu quả vì sự hời hợt, qua loa trong cảm nhận tác phẩm, quan điểm anh thế nào?
Đọc sách là một con đường dài vô tận. Nó kéo dài từ sự tích góp, chọn lọc kiến thức và hướng mình đến những giá trị tốt đẹp. Tôi tin những con người thành đạt ngoài xã hội luôn có cho mình những đầu sách tâm đắc, mang đến cho họ nhân sinh quan và cái nhìn về cuộc sống rộng mở. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đọc sách rồi ngồi nghĩ câu hỏi, không hành động thì 5 -10 năm sau, bạn vẫn sẽ chỉ dừng lại ở đó, với câu hỏi đó mà thôi.
![]() |
Nghệ sĩ ưu tú Công Ninh tự nhận mình nghiêm khắc, quyết liệt trong giảng dạy học trò. Anh công tác tại trường Sân khấu điện ảnh TP.HCM nhiều năm qua. |
- Một Công Ninh dễ tính, gần gũi, có phần xuề xòa đời thường nhưng khi là thầy anh nghiêm khắc, thậm chí rất quyết liệt khiến học trò phải sợ?
Tôi luôn phải nghiêm khắc để các em ý thức với việc học, không chủ quan khi ra nghề. Tôi nghĩ bất cứ lĩnh vực nào cũng thế, ngoài kiến thức, nghiệp vụ chuyên ngành, điều quan trọng vẫn là đạo đức. Bên cạnh các bài dạy về kỹ năng diễn xuất, tôi cố gắng lồng ghép chuyện đời trong mỗi giờ lên lớp.
Tôi muốn các em hiểu rằng cho dù mình diễn giỏi nhưng thái độ làm việc không tốt sẽ rất khó sống với nghề này. Rồi một ngày nhà sản xuất không mời phim, đồng nghiệp từ chối hợp tác, khán giả quay lưng… khi ấy mới thấy được hậu quả. Đổi lại họ sẽ chọn một người diễn viên dẫu năng lực chưa xuất sắc nhưng tận tâm, làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm.
- Từ kinh nghiệm, kiến thức mình có được từ đọc sách, anh truyền dạy học trò mình thế nào?
Tôi luôn cố gắng dạy học trò của mình theo phương pháp mở. Ở đó, người dạy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, định hướng phương pháp, chính các em mới là người sáng tạo và phát huy tư duy của mình.
Trong nghệ thuật, việc thành công hay thất bại đôi khi không hẳn phụ thuộc vào chuyên môn. Tuy nhiên không vì thế mọi thứ đặt vào sự may rủi. Một diễn viên không trường lớp, cũng không chịu trau dồi bản thân thì không bao giờ thành công được.
Thực tế nhiều học sinh của tôi trở thành những tên tuổi nổi tiếng, nhưng đáng mừng mỗi gương mặt là một cá tính khác biệt trong nghệ thuật. Các em không bị là bản sao của bất kỳ ai khác, kể cả người hướng dẫn, giảng dạy mình.
![]() |
Những nghệ sĩ thành danh trong nghề hiện nay như Trấn Thành, Ngọc Trinh, Việt Hương, Thái Hòa... đều là học trò của Công Ninh. |
- Anh dành lời khuyên về việc đọc sách đến độc giả?
Tôi luôn khuyên các bạn trẻ xung quanh mình nên có một văn hóa đọc. Đọc cái gì, tiếp thu và ứng dụng ra sao để phát triển cuộc sống mình tốt hơn. Dĩ nhiên không phải bất cứ cái gì cũng đọc mà cần có chọn lọc. Sách bạn chọn phải phù hợp với khuynh hướng sống, nghề nghiệp và hoàn cảnh hiện tại.
Có những tác giả mất cả quãng đời mình để viết một quyển sách. Vì thế, mọi người hãy tôn trọng công sức của họ bằng cách không mua sách lậu, sách giả. Khi bạn nhận ra được giá trị quyển sách, cũng là giúp bạn tích trữ những tri thức vô hạn, không bao giờ mất đi.
Clip Công Ninh trong 'Ký ức vui vẻ'
Tuấn Chiêu
Gần 10 năm hôn nhân, Công Ninh và bà xã kém 22 tuổi xây dựng tổ ấm hạnh phúc với cô con gái nhỏ. Nam diễn viên cố gắng dung hòa, trách nhiệm để cuộc sống các thành viên luôn trọn vẹn.
" alt=""/>NSƯT Công Ninh: Nghệ sĩ cần ý thức, trách nhiệm với vốn hiểu biết mình!![]() |
Thời niên thiếu, Jill Biden là một cô gái nổi loạn và thường xuyên đối đầu với cha mình. Khi biết Jill hút thuốc, người cha đã bắt bà hút hết ba điếu xì gà, với ý định khiến bà thấy sợ hãi mà phải bỏ thuốc. Dù ba điếu xì gà khiến Jill thấy phổi mình như bốc hỏa, phải nôn thốc nôn tháo nhiều lần, nhưng bà vẫn tiếp tục hút thuốc trong nhiều năm vì bản tính nổi loạn. Bà chỉ bỏ thuốc khi vào đại học và nhận ra rằng mình “không thể chứng tỏ được điều gì thông qua việc hút thuốc”.
Jill kết hôn lần đầu tiên vào năm 1969, ở tuổi 18 khi đang học đại học. Chồng bà khi đó quan tâm đến chính trị, ủng hộ ứng viên Joe Biden - còn bà thì không quan tâm đến lĩnh vực này. Khi cùng chồng tham dự bữa tiệc chúc mừng Joe Biden chiến thắng trong cuộc đua vào thượng viện ở Delaware, bà đã bắt tay người vợ đầu tiên của ông khi ấy là Neilia Biden.
Tuy nhiên, Neilia và con gái 13 tháng tuổi của họ đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi vào tháng 12 năm 1972. Joe đã phải gắng gượng vượt qua đau khổ để tiếp tục thực hiện công việc của mình song song với việc nuôi hai cậu con trai nhỏ, Beau và Hunter, may mắn vẫn còn sống sót sau vụ tai nạn. Về phần mình, Jill cũng ly hôn sau đó do bất đồng trong định hướng phát triển với người chồng đầu tiên.